Tác dụng của vị thuốc Sâm cau đối với sức khỏe nam giới

Chủ nhật - 28/08/2022 16:53
Từ xa xưa, Sâm cau đã được sử dụng như một phương thuốc hữu hiệu dành cho các quý ông, có khả năng tăng cường sản xuất nội tiết tố nam testosterone và tăng trọng lượng tinh hoàn. Bên cạnh đó sâm cau còn có nhiều lợi ích cho sức khoẻ khác, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

 

Tác dụng của vị thuốc Sâm cau đối với sức khỏe nam giới

Dược liệu Sâm cau

Sâm cau còn được dân gian gọi với nhiều tên thân thuộc như tiên mao, cây “nhớ vợ”, là một trong những thảo dược vô cùng quý hiếm. Nhiều người còn ví rằng sâm cau là viagra của thời xưa do tác dụng tăng cường sinh lý và ham muốn phái mạnh. Ngoài ra vị thuốc này còn hỗ trợ cho người bị liệt dương, yếu sinh lý, tinh trùng yếu, vô sinh bằng cách ngâm cùng với rượu hoặc tán bột để uống.

Tương truyền rằng Tại vùng núi ở phía Bắc Việt Nam có các chiến sĩ, cán bộ miền núi lên đây công tác, được người dân địa phương thiết đãi rượu Sâm cau. Nên ai nấy đều đòi quê thăm vợ, cái tên cây “nhớ vợ” cũng bắt nguồn từ đó.
 

Sâm cau mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi như Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng,...Tuy nhiên do tình trạng khai thác dược liệu tự nhiên quá mức, nên hiện nay Sâm cau đang được trồng thêm để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước.

Thành phần của Sâm cau

Chiết xuất Curculigin A trong Sâm cau giúp kích thích ham muốn tình dục, đặc biệt là tăng tần suất và thời gian quan hệ lên tới 150% đối với dạng cao cồn. Chiết xuất cồn của thân rễ sâm cao có hoạt tính sinh học mạnh hơn các chiết xuất khác, tăng hiệu quả gấp 1,5 lần so với những dược liệu có cùng hoạt tính.
 

Thân và rễ của Sâm cau chứa nhóm chất cycloartan triterpen saponin giúp làm tăng sản sinh nội tiết tố nam, giúp chống co thắt và làm thư giãn cơ. Đặc biệt có tác dụng đối với tế bào Leydig của tinh hoàn, là nơi sản xuất và hormon sinh dục trong cơ thể một cách tự nhiên. Ngoài ra, Sâm cau cũng có tác dụng chống lại những bất thường về chất lượng và số lượng tinh trùng như tinh trùng yếu, kém chuyển động hoặc tinh hoàn chưa hoàn thiện.
 

Thành phần của Sâm cau

Phân biệt sâm cau với các dược liệu khác

Chính vì tác dụng tuyệt vời của Sâm cau mà dược liệu này được khá nhiều người săn lùng tìm mua, kèm theo đó là tình trạng làm giả, làm nhái tràn lan. Để mua được dược liệu tốt, người mua cần tỉnh táo và biết cách phân biệt để tránh nhầm lẫn những dược liệu này. 
 

Rất nhiều người đã bỏ ra hàng triệu đồng để mua Sâm cau, tuy nhiên khi nhận hàng lại thành rễ cây bồng bồng. Đây là dược liệu có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc nhưng hoàn toàn không có tác dụng tăng cường sinh lý, nếu sử dụng không cẩn thận có thể nhiễm phải độc tố. 
 

Để phân biệt 2 loại rễ cây này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của người mua, ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rất rõ ràng. Vỏ bên ngoài có màu nâu đen, trên thân chỉ có một rễ chính mà không phân nhánh, xung quanh có các rễ con.
 

Sâm cau giả được bày bán tràn lan 

Tác dụng tăng cường sinh lý của sâm cau

Theo lý thuyết Y học cổ truyền, bệnh liệt dương là do khí thận hư, khí huyết vận hành theo các đường kinh mạch như một dòng chảy bên trong cơ thể, nhờ đó khí ngũ hành xuyên suốt các tạng trong cơ thể. Khí gắn với huyết, nhưng lại không phải huyết, khi huyết vượng thì khí thông, huyết ngừng thì khí cũng ngừng theo.
 

Sâm cau là một trong những dược liệu vàng hỗ trợ hiệu quả trong việc tăng cường sinh lý nam giới. Có vị cay, ấm, quy vào 2 kênh chính là thận và tỳ, làm tăng cái nóng, làm hết cái lạnh, giúp mạnh gân cốt, giúp làm giảm các chứng tinh lạnh, liệt dương, đái són ở nam giới, ăn uống kém, lạnh bụng, lưng gối vận động khó khăn.
 

Ở Trung Quốc, nước sắc của Sâm cau được sử dụng làm thuốc bổ, giúp bồi bổ cơ thể và hồi phục sức khỏe ở người suy nhược cơ thể. Tại Ấn Độ, Sâm cau tươi được thái nhỏ thường được người dân hầm cùng với gà để giúp bồi bổ cơ thể. 
 

Trong rễ cây sâm cau có chứa nhóm chất cycloartan triterpen saponin có tác dụng hiệu quả trong việc sản xuất nội tiết tố nam, giúp làm thư giãn có bắp và chống co thắt.
 

Các thành phần khác là Curculigosaponin F và G có hiệu quả làm tăng khối lượng tuyến ức, tuyến này thường tăng gấp đôi ở tuổi dậy thì nhưng sau đó thì nhỏ lại, Một peptid curculin C có tác dụng tốt cho hệ thống miễn dịch, giúp tăng khả năng thích nghi và hoạt động khác liên quan đến khả năng tự vệ của cơ thể.
 

Theo các nghiên cứu tại Ấn Độ, Sâm cau có tác dụng kích dục ở liều 100mcg cao cồn trên thể trọng và 200mg cao nước trên thể trọng, tác dụng tăng sản xuất tinh trùng và tăng cường miễn dịch, chống viêm và mệt mỏi mãn tính.
 

Các nghiên cứu khác trên nam giới sau khi cho sử dụng Sâm cau quan sát thấy tăncg sản xuất tinh dịch và có hiệu quả cải thiện chứng suy giảm khả năng tình dục ở nam giới, do đó cải thiện suy giảm sinh lý nam giới.

Tài liệu tham khảo

1. Dược sĩ Lưu Anh, SÂM CAU (Thân rễ), Dược điển Việt Nam. Truy cập ngày 3/8/2023. 

2. Dược sĩ Phạm Thu, Dược liệu Sâm cau: Tên khoa học, thành phần, công dụng, Truy cập ngày 3/8/2023. 

3. Ying Wang (2021), Phytochemistry and Pharmacological Activity of Plants of Genus Curculigo: An Updated Review Since 2013, PubMed, Truy cập ngày 3/8/2023. 

4. Medicinal plants of genus Curculigo: traditional uses and a phytochemical and ethnopharmacological review, PubMed, Truy cập ngày 3/8/2023. 

Tác giả: Dược sĩ Phương Thảo - tốt nghiệp Học viện Quân Y, hiện đang làm việc tại Nhà thuốc Ngọc Anh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây